1. Kiến thức
- Có kiến thức xã hội và nhân văn đại cương làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ tiếng Nhật và chuyên môn nghiệp vụ tiếng Nhật thương mại;
- Có kiến thức cơ bản về bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ;
- Có kiến thức ở trình độ nâng cao về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiếng Nhật cũng như tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức về tiếng Nhật thương mại;
Nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch, thông dịch;
- Có hiểu biết chung về văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Nhật trên thế giới, kiến thức về giao thoa văn hoá trong môi trường giao tiếp, kinh doanh quốc tế;
- Có kiến thức tổng quan cần thiết về lĩnh vực thương mại, quản trị văn phòng.
2. Kỹ năng
- Đạt kỹ năng sử dụng tiếng Nhật (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ nâng cao tương đương chuẩn N2 để phục vụ mục đích nghề nghiệp; - Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp thương mại;
- Áp dụng kiến thức về lý thuyết dịch và kỹ thuật dịch để thực hiện các nhiệm vụ biên dịch, thông dịch, chủ yếu bao gồm:
- Biên dịch các loại tài liệu, dạng văn bản liên quan đến thương mại, hành chính: thư tín thương mại, hợp đồng thương mại, hồ sơ pháp lý, văn bản luật thương mại, tài liệu quảng cáo, báo chí thương mại;
- Thông dịch trong các bối cảnh giao tiếp thương mại và đời sống xã hội: họp cơ quan, hội nghị, đàm phán, bài phát biểu, họp báo, khoá đào tạo thương mại, chuyển giao công nghệ và thiết bị;
- Có một số kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công tác hành chính, đốI ngoại: soạn thảo văn thư bằng tiếng Nhật, hướng dẫn khách nước ngoài tham quan công ty, ghi chép biên bản, điều hành một số cuộc họp;
- Sử dụng thành thạo công cụ kỹ thuật, công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ công việc chuyên môn và học tập;
- Có một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề trong dịch thuật và giao tiếp, kỹ năng thích ứng với yêu cầu của công việc và của thị trường lao động;
- Có kỹ năng học tập và tư duy khoa học để tiếp tục tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
- Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc trong nhóm; khả năng sáng tạo.
3. Triển vọng nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cao đẳng tiếng Nhật thương mại làm việc tại các vị trí sau:
- Thông dịch viên;
- Biên dịch viên;
- Thư ký văn phòng;
- Tiếp tân khách sạn hoặc công ty;
- Hướng dẫn viên du lịch;
- Nhân viên văn phòng;
- Nhân viên phòng hợp tác quốc tế;
- Nhân viên làm việc trong các ngành dịch vụ và thương mại.